Hỗ trợ bán hàng
Hà Nội
Số 37, Ngách 105/2, Đường Xuân La (Khu Tổng Cục II), Phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:
0904 744 913
Điện thoại:
0982 502 839
Chăm sóc khách hàng - Bảo hành
|
Những cột mốc phát triển quan trọng của trẻ từ 3-4 tuổi bố mẹ lên biết
Những cột mốc phát triển quan trọng của trẻ từ 3-4 tuổi bố mẹ lên biết Các bé tuổi từ 3- 4 tuổi đang là độ tuổi mẫu giáo cũng là giai đoạn đánh dấu sự phát triển vượt bậc của trẻ về khả năng sáng tạo, ngôn ngữ, trí tưởng tượng. Bé tò mò về mọi thứ, tìm hiểu chúng bằng mọi cách, sờ, ngửi, nghe, nếm. Bé bắt đầu học được những bài học, kinh nghiệm khi chơi trò chơi. Phát triển được kĩ năng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày. Vì vậy các mẹ nên thấu hiểu được những cốt mốc phát triển của bé cũng như tâm lý của trẻ trong giai đoạn này. Dưới đấy Thiết bi y tế H.H.A xin giới thiệu những mốc phát triển quan trọng của trẻ trong thời gian này:
Bé bắt đầu bâp bẹ biết nói từ 12 đến 24 tháng tuổi bước sang tháng 25 đến 48 bé bắt đầu tiến bộ hơn trong khả năng ngôn ngữ cụ thể: - Hiểu được hầu hết các từ bé nói ra được - Có thể nghe và hiểu được các câu chuyện ngắn khoảng 15-20 phút ( chuyện cổ tích, chuyện vui..) - Nói được tên và tuổi của mình. - Nói và hiểu được khoảng 250 đến 500 từ. - Trả lời được một số câu hỏi đơn giản từ người lớn - Nói những câu đơn giản gồm 5 đến 6 từ (lúc đầu trẻ thường nói những câu theo ý hiểu của bé lên thường rất ngây ngô thiếu chủ ngữ vị ngữ khiến bộ mẹ rất khó hiểu) đến 4 tuổi bé có thể nói được những câu hoàn chỉnh. - Nhắc lại được các từ hoặc cụm từ được nghe thấy nhiều lần. - Sử dụng đại từ nhân xưng (con, mẹ…) - Biết sử dụng từ ở số nhiều (các em nhỏ, nhiều đồ chơi,các bạn …)
Dây là giai đoạn đánh dấu một sự vượt trội của bé trong nhận thức bé bắt đầu dần hiều về thế giới xung quang bắt đầu hình thành lên tính cách và đây là một số biểu hiện của trẻ trong thời gian này: - Sử dụng nhiều câu nối với nhau, biết dùng từ “vì, bởi vì…” - Bé sẽ bắt đầu hỏi nhiều câu hỏi dạng Khi nào? Bao nhiêu? Tại sao? Mô tả đồ vật dùng làm gì? - Hiểu các khái niệm khó như chất lượng, số lượng, chất liệu. - Gọi đúng tên màu sắc quen thuộc, sắp xếp các đối tượng theo hình dáng và màu sắc. - Ghi nhớ được tình tiết của các câu chuyện - Bắt đầu biết đếm và biết mặt số - Hiểu khái niệm ngày, đêm, phân biệt các hoạt động khác nhau ở ngày và đêm. - Hiểu khái niệm đối lập như đầy/vơi, giống/khác... So sánh hơn, kém, cao hơn/thấp hơn...
Thương trẻ phát triển bình thường có thể đi được chập chững khoảng từ 10 đến 18 tháng và dần có thể chảy nhảy linh hoạt hơn ở độ tuổi từ 24- 48 bé rất thích chơi những trò chơi vận động cũng như phát triển được toàn bộ về thể chất thể hiện ở những dấu hiệu sau: - Chạy, nhảy một cách linh hoạt hơn. - Học cách đá một quả bóng. - Bước lên và xuống cầu thang lần lượt từng chân một trong khi vịn vào vật hỗ trợ. - Biết sử dụng bàn đạp của xe 3 bánh. - Ném đồ vật lên cao. - Có thể đứng trên một chân. - Có thể lắp ráp hình khối cao 6 tầng. - Kéo được các loại khóa lớn (như khóa áo, khóa quần) - Khi chạm đồ chơi có tay cầm vào tay bé, bé sẽ chủ động xoè tay ra để nắm lấy đồ chơi; bé có thể nắm lấy đồ chơi trong khoảng 1 phút. - Bé sẽ đưa những vật bé thích vào miệng. - Bắt đầu cầm bút chì màu giống như người lớn. - Hầu hết đã sử dụng được bô ở giai đoạn này.
Tầm từ 24 tháng tuổi bé bắt đầu hoàn thiện về tính cách, cảm xúc của bản thân cũng như cố gắng hoàn thiên được bản thân mình cũng như giao tiếp hiểu biết xã hội cụ thể như sau: - Rất nhạy bén với mọi người (quan sát, sao chép). - Giả vờ biểu lộ cảm xúc thực tế trong các trò chơi. - Thể hiện tình cảm với bạn cùng chơi quen thuộc. - Thích chơi với những đứa trẻ khác (ví dụ như trò đuổi bắt) với sự tương tác qua lại hơn là “chơi song hành”. - Cảm xúc của trẻ thường dâng trào tột độ nhưng cũng nhanh chóng qua. Bạn cần khuyến khích trẻ diễn đạt cảm xúc của mình bằng lời nói. - Trí tưởng tượng của bé phong phú, đôi khi bé có những người bạn trong trí tưởng tượng. - Bé thường có xu hướng khoe khoang và muốn làm ông, bà chủ. - Bé học cách chờ đến lượt và chia sẻ. Các trò chơi và các hoạt động sẽ giúp trẻ học cách chờ đến lượt. - Trẻ thích đóng giả thành những người quan trọng trong cuộc sống của bé (mẹ, bố, bác sĩ, y tá, cảnh sát, cô giáo, ông, bà,...) - Bé rất thích mọi người khen ngợi khi bé hoàn thành xong một việc gì đó. Tất cả trẻ em phát triển và phát triển theo tốc độ riêng của nó không có thể có 1 chuẩn mực chung cho sự phát triển của trẻ nhỏ mọi thứ chỉ là tương đối. Các ông bố bà mẹ đừng quá lo lắng nếu con không đạt được tất cả những sự kiện quan trọng tại thời điểm này. Được tận mắt chứng kiến những mốc phát triển của trẻ là điềm hạnh phúc và mong mỏi của tất cả các bậc phụ huynh. Các bộ mẹ hãy dành thời gian cùng vui chơi cũng như nói chuyện, trả lời những cậu hỏi “vì sao” của bé trong thời gian này từng mốc phát triển của trẻ, mẹ hãy để mắt thật kĩ đến con để sớm nhận ra các dấu hiệu bất thường. Khi nhận thấy con có dấu hiệu chậm phát triển, hãy nhanh chóng cho con đến bệnh viện để nghe tư vấn và cách chữa trị kịp thời |